Để trở thành một phiên dịch viên giỏi


(AKT)-Thế giới ngày càng thu nhỏ khi các hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển và phức tạp. Quá trình trao đổi thông tin diễn ra nhanh chóng nhằm mục đích cải thiện văn hóa, các mối quan hệ và hỗ trợ các mục đích cho cá nhân hay một tập thể. Đây là lý do vì sao lại xuất hiện các dịch giả và các phiên dịch viên.
Những thay đổi trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội như công nghệ và giáo dục nhất thiết phải có một hệ thống giáo dục. Đào tạo phiên dịch  là một nhiệm vụ quan trọng, vì nó chính là cầu nối từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhưng vẫn giữ được nội dung. Nhiệm vụ của phiên dịch viên là chất xúc tác cho người sử dụng ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch tương tác với nhau. Câu hỏi đặt ra là: “Để phát triển việc dịch thuật, cần có những kĩ năng gì? Làm thể nào để trở thành một phiên dịch viên giỏi
Bước đầu tiên là đọc và phân tích nhiều bản dịch với nhiều loại văn bản khác nhau vì dịch thuật đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu, đa lĩnh vực.
Một người dịch tốt là một người có kiến thức toàn diện cả về ngôn ngữ chuyển ngữ và cả ngôn ngữ mẹ đẻ. Người dịch nên đọc các thể loại từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm văn xuôi, báo, tạp chí, quảng cáo, thông báo, hướng dẫn…. Đọc chuyên ngành cũng được đề nghị: đọc các bài báo xuất bản gần đây và các tạp chí về lý thuyết và thực tế của bản dịch. Các bài viết sẽ không chỉ cải thiện kỹ năng đọc mà còn cung cấp các kiến thức sẽ được áp dụng khi dịch.
dich
“Viết” là một trong những kỹ năng cũng quan trọng không kém, đây còn là công việc chính của một dịch giả. Người viết nên quen thuộc với nhiều phong cách viết, các kỹ thuật, nguyên tắc biên tập và dấu chấm câu cho cả hai ngôn ngữ.
Hơn nữa, “một đôi tai nghe tốt” cũng đóng vai trò quan trọng, tức là họ phải để ý và ghi nhớ các thành ngữ, từ vựng cụ thể để lưu trữ vào tâm trí của họ và đây là vốn từ được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế.
Một trong những điểm quan trọng nhất trong dịch thuật đó chính là sự hiểu biết về vấn đề đang dịch trong khuôn khổ truyền tải sang một ngôn ngữ khác. Để phát triển sự hiểu biết này, người dịch cần phải nhận thức được sự khác nhau về văn hóa cũng như về chiến lược giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch. Do đó, cấu trúc bí ẩn của văn bản gốc phải được phát hiện thông qua việc sử dụng các chiến lược khác nhau của người phiên dịch.
Bối cảnh xã hội trong dịch một văn bản có thể là một yếu tố quan trọng hơn thể loại của nó. Các hành động dịch thuật diễn ra trong bối cảnh văn hóa xã hội. Do đó, người dịch cần phải nắm được tình hình xã hội, phong tục, văn hóa và sự phân tầng xã hội của cả hai ngôn ngữ.
Một trong những kĩ năng  mà người dịch cần có đó là khả năng tra cứu từ điển, không phải ai cũng biết cách sử dụng từ điển thích hợp. Từ ngữ có ý nghĩa khác nhau trong những bối cảnh khác nhau, và từ điển đơn ngữ thường có giá trị tối đa trong vấn đề này, người dịch cần có thói quen tra cứu và phân tích thường xuyên các từ ngữ mà mình thường sử dụng để trang bị cho mình vốn từ ngữ sẽ dùng ứng phó với tình hình thực tế.
Trong vô vàn những lĩnh vực khác nhau, người dịch cũng cần chọn cho mình một lĩnh vực cụ thể để theo đuổi và phát triển, đây là cách giúp họ ngày càng trở nên quen thuộc với kiến thức, cách suy nghĩ, ngôn từ, phong cách của vấn đề đang muốn chuyển ngữ.
Tóm lại, để trở thành một người dịch tốt đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể cả ngôn ngữ nguồn lẫn ngôn ngữ chuyển ngữ. Đó là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đòi hỏi người dịch phải chuyển đổi một cách an toàn và trung thực giữa hai ngôn ngữ. Và phần khó khăn nhất cho cuộc hành trình chính là “Bạn chọn phương pháp học như thế nào? Và ai sẽ là người mang lại cho bạn những phương pháp học và cách phát triển hiệu quả?”

Đăng nhận xét