Phương án dịch cho "Dân Ca Ví, Dặm"


Tối 31/01/2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP.Vinh, Nghệ An) đã diễn ra Lễ Vinh danh và đón bằng Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại cho dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Đây là sự ghi nhận của UNESCO dành cho dân ca Ví, Giặm, là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh mà là của nhân dân cả nước. Hơn thế nữa, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã thực sự trở thành một phần của di sản văn hóa nhân loại, công tác bảo tồn và phát triển cũng được chú trọng đặc biệt.



Nhân sự kiện này, dưới lăng kính dịch thuật, chúng ta cũng có cơ sở để ghi nhận tên gọi tiếng Anh của loại hình nghệ thuật đặc sắc và giàu truyền thống này như một phương án dịch chuẩn dựa trên chính nội dung Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, đó là Ví and Dặm Folk Songs of Nghệ Tĩnh

Dù hiện trong giới dịch giả và các nhà ngôn ngữ học vẫn còn những tranh luận không ngớt về việc chuẩn hóa phương án dịch tiếng Việt, nhất là lựa chọn để dấu hay bỏ dấu tiếng Việt khi dịch tên riêng, những văn bản chính thức của các tổ chức quốc tế như thế này vẫn là những nguồn tham khảo phương án dịch hữu dụng nhất, rất đáng để lưu trữ vào kho từ điển ngôn ngữ dịch.

Vừa qua, việc lạm dụng các công cụ hỗ trợ dịch thuật thiếu độ tin cậy hoặc những hạn chế về kiến thức ngôn ngữ học đã gây nên biết bao thảm họa dịch thuật mà chính những người dịch cũng không ý thức được những hệ lụy của nó. Chính vì vậy, bài viết ngắn này nhằm mục đích nhắc nhở các biên dịch viên phải cẩn trọng khi tra cứu các nguồn tư liệu tham khảo và gợi ý một phương án dịch đã được ghi nhận:

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh = Ví and Dặm Folk Songs of Nghệ Tĩnh


Đăng nhận xét