Những thói quen xấu ghìm giữ bước tiến của dịch giả tự do


Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta hãy cùng đào sâu vào vấn đề: những thói quen xấu có thể đang kìm hãm những tham vọng nghề nghiệp của bạn. Bạn hãy cứ thoải mái nêu lên những ý kiến riêng của mình qua những nhận xét phía dưới bài viết! Và tất nhiên, tôi không có ý gom tất những biên dịch viên khác giỏi hơn vào đây. Tôi chỉ lọc ra những thói quen xấu hình thành từ chính những trải nghiệm của mình!

Đợi chờ hòng tích lũy một khối lượng thời gian lớn-một thứ mà chẳng bao giờ bạn sẽ có được. Cuốn sách bạn đã định viết từ lâu; chiến dịch marketing bạn đã định tung ra; trang blog bạn đã sắp tạo xong, v.v nhưng bạn không nên chờ đợi mãi cho tới khi bạn có thể rảnh ra cả một tuần trời và không phân tán tư tưởng vào bất cứ một nhiệm vụ nào khác rồi mới thực hiện.
Trừ giả là bạn rất giàu có và không phải chịu trách nhiệm với bất kỳ ai ngoài bản thân, nếu không khối lượng thời gian lớn bạn đang chờ đợi sẽ chẳng bao giờ đến được. Tôi nói với bạn điều này bởi tôi đã từng biết đến tác giả Corinne McKay, bà đã chờ đợi (đúng theo nghĩa đen) tới 2 năm để để bắt tay vào viết cuốn sách How to Succeed as a Freelance Translator tái bản lần thứ 2, bởi vì bà tính sẽ nghỉ nguyên một tháng để rảnh rang chỉ cắm cúi vào nó suốt ngày cho nhanh xong. Sau 2 năm chờ đợi để rồi phó thác trong một tháng, bà quyết định cho dù chỉ viết một câu đi chăng nữa, bà cũng phải tập trung nắn nót cho cuốn tái bản này từng ngày từng ngày một. Và bạn hãy đoán xem điều gì đã xảy ra; phải tới 6 tháng sau đó nữa, cuốn sách mới hoàn thành. Vì vậy, bất kể những mục tiêu dài hạn của bạn là gì, hãy rút ngắn thời lượng tiến hành lại từng chút từng chút một một cách từ từ, đều đặn.

Công khai những lời lẽ không hay về khách hàng hoặc đồng nghiệp.Mỗi khi tôi thấy mọi người làm việc này, phần lớn là qua những bài đăng trên Facebook hoặc Twitter, tôi lại đặt ra một câu hỏi cho họ: Tại sao? Tôi đồng ý, mỗi người đều phải có lúc này hay lúc khác để kêu ca. Nhưng đó là những gì dành cho những người đồng nghiệp đáng tin cậy nhất mà hòm thư điện tử và điện thoại của bạn kết nối tới hay sao? Việc công khai những lời lẽ không hay có rất nhiều hệ lụy, tôi cũng không biết phải bắt đầu nói từ đâu. Thứ nhất, không có thứ gì trên mạng xã hội là riêng tư cả, và ai đó có thể chuyển những lời lẽ không hay đó tới người khách hàng hoặc đồng nghiệp mà nó trực tiếp nhắm vào, ngay cả khi bạn không thực sự nêu tên họ trong bài đăng. Thứ hai, dù sự việc có qua đi thì những gì trên mạng xã hội vẫn còn đó mãi mãi. Bạn có thể xóa bài đăng mang những lời lẽ không hay nhưng rất nhiều người đã nhìn thấy rõ mồn một rồi. Thứ ba, nó làm cho những người có ý định cộng tác với bạn cảm thấy khó chịu. Tôi sẽ không bao giờ mạo hiểm dính dáng tới ai đó có thói quen chỉ trích hay nói xấu người khác. Ngoài ra, tôi cho rằng hầu hết các khách hàng sẽ tránh xa những biên dịch viên giỏi sinh sự hay khó làm việc cùng. Việc bày tỏ cảm xúc muốn nổi xung với ai đó một cách công khai như vậy thực không đáng để mạo hiểm. Thứ tư, đó là một việc làm gây lãng phí thời gian và năng lượng. Với thời gian dành cho việc chọc tức người khách đã làm bạn bực mình, bạn có thể chủ động tìm kiếm một khách hàng mới có khả năng trả công cao hơn và gây ít phiền hà hơn. Chính vì vậy, hãy giữ những lời phàn nàn ngoại tuyến và chỉ bày tỏ cảm xúc với số ít các đồng nghiệp bạn thực sự, thực sự tin cậy.

Cảm thấy những người khác may mắn hơn mình trong công việc. Có người kiếm được nhiều khách hàng béo bở. Có người nhận được lời mời diễn thuyết tại những cuộc hội thảo hoành tráng. Có người có những khóa học trên internet đắt khách. Theo tôi thấy: đó không phải là sự may mắn. Nếu bạn muốn ganh tị về một điều gì đó, hãy ganh tị rằng những người “may mắn” kia sao lại làm việc chăm chỉ hơn bạn. Như Thomas Edison đã từng nói, “Thiên tài là 1% cảm hứng cộng 99% sự đổ mồ hôi”. Vì vậy, hãy ra ngoài kia và đổ mồ hôi đi; đừng chờ đợi một khối lượng thời gian lớn để làm được điều đó.

Đánh giá quá cao những nỗ lực phát triển thị trường/mạng lưới/nghề nghiệp của mình. Tôi dám cá rằng nếu bạn yêu cầu phần lớn các biên dịch viên thành thật xét lại, thì hầu hết mọi người đều hoàn toàn bỏ rơi việc tiếp cận thị trường nước ngoài. Và ngay cả những người đang làm việc đó như chúng tôi cũng không thể ước tính cụ thể lượng công việc mình đang làm. Ví dụ, Marta nghĩ mình tiếp cận thị trường nước ngoài tương đối tốt và cô có một cơ sở dữ liệu về những khách hàng tiềm năng  để có thể thường xuyên gửi thông tin cho họ. Marta đã đặt làm 1 bộ bưu thiếp tiếp cận thị trường gồm 100 tấm cách đây khoảng 10 tháng và đến giờ cô còn  ít nhất 40 cái nữa. Cô định gửi đi 1 tấm bưu thiếp mỗi ngày và thực tế đang nhận lại được khoảng 1,5 hồi âm một tuần. Ditto với việc phát triển nghề nghiệp: các chuyên gia khuyến nghị các biên dịch viên nên tự chi khoảng 5% thu nhập ròng hàng năm cho việc phát triển nghề nghiệp. Vậy nếu bạn đang kiếm được 70K, số tiền đó sẽ là $3 500, tôi đoán rằng ngay cả những biên dịch viên cho dù có là thành viên của ATA đi chăng nữa cũng khó đạt được con số đó. Kết quả: nếu bạn không tiến về phía trước, việc kinh doanh của bạn cũng không tiến về phía trước được

Tôi thì tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực, còn bạn, tất cả đều phụ thuộc vào chính bạn, muốn vươn tới thành công, hãy không ngừng tiến bước!

Đăng nhận xét